Bảo Dưỡng
1. Bảo dưỡng định kỳ
- Hiện nay ô tô đã trở thành phương tiện giao thông ngày càng phổ biến hơn tại Việt Nam. Những người sử dụng xe mong muốn xe của họ luôn trong điều kiện tốt nhất, an toàn và kinh tế.
- Một số bộ phận của xe bị mòn một cách tự nhiên trong quá trình vận hành. Nếu chúng không được kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng định kỳ, các tính năng hoạt động sẽ giảm đi, dẫn đến hư hỏng nặng, thậm chí gây mất an toàn trong quá trình sử dụng.
- Mục đích của bảo dưỡng định kỳ là kiểm tra, sửa chữa và thay thế theo một lịch trình nhất định để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho tất cả các bộ phận trên xe. Bảo dưỡng định kỳ giúp xe tránh khỏi hư hỏng nặng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính an toàn cho xe ô tô. Ngoài ra, bảo dưỡng định kỳ còn giúp xe của bạn vận hành đúng theo các quy định về an toàn và môi trường.
- Bảo dưỡng định kỳ là việc bảo dưỡng xe theo một chu kỳ nhất định (được quy định bằng quãng đường hay thời gian sử dụng).
2. Nội dung các hạng mục bảo dưỡng
- Kiểm tra chức năng vận hành của hệ thống điều khiển trong cabin: đèn, còi, gạt mưa, hệ thống trợ lực lái, hệ thống điều hòa không khí,...
- Kiểm tra khoang động cơ: dầu động cơ, dầu trợ lực lái, dung dịch làm mát động cơ, dầu phanh, dây đai truyền động,...
- Các hạng mục cần thay thế định kỳ: dầu máy, bộ lọc, dầu động cơ, bộ lọc nhiên liệu, bộ lọc gió,...
- Kiểm tra gầm xe: bảo dưỡng hệ thống phanh, kiểm tra hệ thống treo, lốp xe, đường ống, ống xả, đai ốc, kiểm tra các rò rỉ,...
- Kiểm tra cuối: sau khi bảo dưỡng xe sẽ được kiểm tra tốc độ, lực phanh, độ trượt ngang, nồng độ khí xả,...